Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (761-802)
Trích: FORUM
Vào nửa sau thế kỷ VIII, quyền thống trị của triều đình Trường An đã bắt đầu suy yếu. Chiến tranh giữa "phiên trấn" và "triều đình" - mà đỉnh cao là loạn An Sử - càng làm cho nhà Đường lụn bại. Uy quyền của bọn tiết độ sứ và đô hộ ngày một tăng, chúng tự ý trưng thu thuế má. Cao Chính Bình, hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc), năm 767 giúp kinh lược sứ An Nam Trương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của quân Chà Và (Java) ở Chu Diên, sau đó y được cử làm đô hộ An Nam. Y ra sức bòn rút của cải của nhân dân ta, đánh thuế rất nặng. Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của nhân dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình nổi loạn, người hào trưởng đất Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội) là Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ.
Sử liệu gốc ghi lại về Phùng Hưng không nhiều. Chỉ biết, Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng đất Đường Lâm. Đường Lâm xưa kia vốn là vùng đồi gò và rừng cây rậm rạp, thú vật dữ tợn thường hay lui tới, nên nơi đây tục gọi là Đường Lâm hay Cam Lâm.
Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào trong cung nhà Đường Cao Tổ, đời Đường Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ.Khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Khai Nguyên, ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau đó, ông trở về quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người (theo bia Quảng Bá).
Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ 2 là Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất.
Cho tới nay về ngày sinh và ngày mất của Phùng Hưng vẫn chưa rõ. Một nguồn dã sử cho biết Phùng Hưng sinh ngày 25 tháng 11 năm Canh Tý (760) (tức 5-1-761) và chết ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức 13-9-802), thọ 41 tuổi. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt. Ông được sử sách và truyền thuyết dân gian lưu truyền về tài đánh trâu, quật hổ ở đất Đường Lâm. Có lần ông đánh được 2 con trâu mộng đang húc nhau, dân làng ai cũng thán phục. Lần khác lại trừ được hổ dữ, bằng mưu kế, đem lại bình yên cho làng xóm mà cho tới giờ nhân dân Đường Lâm còn lưu truyền về câu chuyện đó.
Phùng Hưng còn là vị anh hùng đầu tiên trong những người con ưu tú của đất Đường Lâm. Và Phùng Hưng cũng là người anh hùng đầu tiên đã đánh chiếm lại thành Tống Bình (Hà Nội), trị sở của chính quyền đô hộ lúc đó và xây dựng nền tự chủ trong khoảng gần chục năm.
Thoạt kỳ thủy, anh em họ Phùng nổi dậy làm chủ Đường Lâm rồi nghĩa quân tiến lên đánh chiếm được cả một miền rộng lớn quanh vùng thuộc Phong Châu, xây dựng thành căn cứ chống giặc. Phùng Hưng xưng là: Đô Quân; Phùng Hải xưng là Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng, chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm.
Năm Tân Mùi 791, mùa hạ, tháng 4, Phùng Hưng cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành. Quân của Cao Chính Bình (khoảng hơn 4 vạn bia Quảng Bá) đem ra chống cự. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trong khoảng 7 ngày, quân địch chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước được 7 năm thì mất. Rất tiếc trong 7 năm ấy, sử sách không để lại một nguồn tài liệu nào về ông. Sau khi mất, con trai ông là Phùng An lên nối ngôi, dâng tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương. An nối nghiệp được hai năm thì chính quyền lại rơi vào tay giặc. Nền tự chủ vừa mới xây dựng, chỉ tồn tại vẻn vẹn trên dưới 9 năm.
Sử liệu và truyền thuyết dân gian ở vùng Đường Lâm kể lại rằng: Phùng Hưng chết rồi rất hiển linh, thường hiện hình trong dân gian, giúp dân trong lúc hoạn nạn. Dân làng cho là linh ứng, lập miếu để thờ tự tại Đường Lâm. Tương truyền sau này, Phùng Hưng còn hiển linh giúp Ngô Quyền đánh thắng giặc ở sông Bạch Đằng. Thấy vậy, Ngô Quyền cho lập đền thờ quy mô to lớn hơn trước. Sự ngưỡng mộ đối với người anh hùng dân tộc họ Phùng còn thể hiện ở việc lập đền thờ phụng của nhân dân như ở đình Quảng Bá (Hà Nội), đình Triều Khúc (Hà Tây), thờ ở lăng Đại áng, Phương Trung, Hoạch An, phủ Thanh Oai (Hà Tây),v.v.
Hiện nay dấu vết lăng mộ của Phùng Hưng còn lại ở đầu phố Giảng Võ (gần bến xe Kim Mã), vì khi chết, ông được mai táng ở cạnh phủ Tống Bình, sau đó mới đưa thi hài về quê hương. Để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc, Nhà nước ta đã đặt tên phố Phùng Hưng tại phía cửa Đông của thủ đô Hà Nội.
Sử liệu gốc ghi lại về Phùng Hưng không nhiều. Chỉ biết, Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng đất Đường Lâm. Đường Lâm xưa kia vốn là vùng đồi gò và rừng cây rậm rạp, thú vật dữ tợn thường hay lui tới, nên nơi đây tục gọi là Đường Lâm hay Cam Lâm.
Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào trong cung nhà Đường Cao Tổ, đời Đường Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ.Khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Khai Nguyên, ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau đó, ông trở về quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người (theo bia Quảng Bá).
Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ 2 là Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất.
Cho tới nay về ngày sinh và ngày mất của Phùng Hưng vẫn chưa rõ. Một nguồn dã sử cho biết Phùng Hưng sinh ngày 25 tháng 11 năm Canh Tý (760) (tức 5-1-761) và chết ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức 13-9-802), thọ 41 tuổi. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt. Ông được sử sách và truyền thuyết dân gian lưu truyền về tài đánh trâu, quật hổ ở đất Đường Lâm. Có lần ông đánh được 2 con trâu mộng đang húc nhau, dân làng ai cũng thán phục. Lần khác lại trừ được hổ dữ, bằng mưu kế, đem lại bình yên cho làng xóm mà cho tới giờ nhân dân Đường Lâm còn lưu truyền về câu chuyện đó.
Phùng Hưng còn là vị anh hùng đầu tiên trong những người con ưu tú của đất Đường Lâm. Và Phùng Hưng cũng là người anh hùng đầu tiên đã đánh chiếm lại thành Tống Bình (Hà Nội), trị sở của chính quyền đô hộ lúc đó và xây dựng nền tự chủ trong khoảng gần chục năm.
Thoạt kỳ thủy, anh em họ Phùng nổi dậy làm chủ Đường Lâm rồi nghĩa quân tiến lên đánh chiếm được cả một miền rộng lớn quanh vùng thuộc Phong Châu, xây dựng thành căn cứ chống giặc. Phùng Hưng xưng là: Đô Quân; Phùng Hải xưng là Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng, chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm.
Năm Tân Mùi 791, mùa hạ, tháng 4, Phùng Hưng cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành. Quân của Cao Chính Bình (khoảng hơn 4 vạn bia Quảng Bá) đem ra chống cự. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trong khoảng 7 ngày, quân địch chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước được 7 năm thì mất. Rất tiếc trong 7 năm ấy, sử sách không để lại một nguồn tài liệu nào về ông. Sau khi mất, con trai ông là Phùng An lên nối ngôi, dâng tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương. An nối nghiệp được hai năm thì chính quyền lại rơi vào tay giặc. Nền tự chủ vừa mới xây dựng, chỉ tồn tại vẻn vẹn trên dưới 9 năm.
Sử liệu và truyền thuyết dân gian ở vùng Đường Lâm kể lại rằng: Phùng Hưng chết rồi rất hiển linh, thường hiện hình trong dân gian, giúp dân trong lúc hoạn nạn. Dân làng cho là linh ứng, lập miếu để thờ tự tại Đường Lâm. Tương truyền sau này, Phùng Hưng còn hiển linh giúp Ngô Quyền đánh thắng giặc ở sông Bạch Đằng. Thấy vậy, Ngô Quyền cho lập đền thờ quy mô to lớn hơn trước. Sự ngưỡng mộ đối với người anh hùng dân tộc họ Phùng còn thể hiện ở việc lập đền thờ phụng của nhân dân như ở đình Quảng Bá (Hà Nội), đình Triều Khúc (Hà Tây), thờ ở lăng Đại áng, Phương Trung, Hoạch An, phủ Thanh Oai (Hà Tây),v.v.
Hiện nay dấu vết lăng mộ của Phùng Hưng còn lại ở đầu phố Giảng Võ (gần bến xe Kim Mã), vì khi chết, ông được mai táng ở cạnh phủ Tống Bình, sau đó mới đưa thi hài về quê hương. Để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc, Nhà nước ta đã đặt tên phố Phùng Hưng tại phía cửa Đông của thủ đô Hà Nội.
@Vietsciences
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét